Giấy dó là gì?
Là một loại giấy cổ xưa của nước ta được làm từ cây dó. Nổi tiếng có độ bền cao lên tới 500 năm dùng để lưu trữ các bản vẽ hoặc tài liệu quan trọng. Nó được tạo ra bằng cách thủ công không hề sử dụng máy móc hay hóa chất. Ngày nay giấy dó hầu như không còn được sản xuất nhưng nó vẫn là một loại giấy nổi tiếng có nguồn gốc tại Việt Nam.
Cây dó là gì?
Là loại cây thân gỗ thuộc họ Trầm, là loại cây nhỏ trong nhóm cây gỗ lớn. Cao từ 8-12 mét đường kính thân 30cm trở lên. Là dài, hình trứng dài 10-20cm, nhọn ở đầu, có lông.
Người ta thường lấy vỏ của nó để làm giấy dó, còn phần lõi bên trong để xây nhà. Cây dó thường mọc tự nhiên ở vùng Hòa Bình, Phú Thọ, Sơn La và Lai Châu.
Ngoài ra còn có một cây dó khác là cây dó trầm, sinh trưởng ở miền Trung không thích hợp làm giấy. Tuy nhiên nó được tạo thành trầm hương có tính dược liệu qúy.
Cách tạo thành giấy dó
Người ta sử dụng sợi của cây dó xử lý theo phương pháp thủ công. Do không dùng hóa chất hay máy xay nhuyễn mà sợi của bột dài hơn dẫn tới độ bền tốt.
B1: vỏ cây được nấu và ngâm chung với vôi trong 3 tháng loại bỏ vỏ đen.
B2: giã bằng chày cối thành các sợi dài và mỏng.
B3: sử dụng chất nhầy từ cây mò để tạo hỗn hợp kết dính.
B4: dùng một mành trúc chao đi chao lại trong hỗn hợp. Lớp bột dính trên cùng chính là giấy dó.
Sau đó người ta ép, phơi, sấy, cán phẳng. Xơ đó kết hợp với nhau như cái mạng nhện nhiều lớp gọi là giấy dó. Các sợi liên kết không theo chiều hướng nên rất xốp và nhẹ. Người ta mang giấy đi phơi khô là có thể lấy ra sử dụng.
Ứng dụng của giấy dó
Ngoài sự nổi tiếng của các bức tranh đông hồ hoặc tài liệu có tuổi thọ lên đến 500 năm giấy dó còn có các ứng dụng thực tế sau:
- Tranh đông hồ, tranh hàng trống, tranh thờ ở các dân tộc miền núi.
- Sách in, sách ghi chép học hành thi cử.
- Làm tiền giấy.
- Giấy gói hàng, gói thi thể người chết trong chùa.
- Làm đồ chơi trung thu.
Giấy dó được sử dụng cho hàng triệu bản sách ghi chép tay được lưu trữ ở các thư viện, đền chùa, cơ quan khắp cả nước và nhiều nơi trên thế giới. Nghề làm giấy dó ở nước ta xuất hiện từ thời Pháp thuộc, tuy đã bị mai một nhưng vẫn mang giá trị lịch sử rất lớn. Nó phổ biến đến nỗi đã từng đi vào ca dao, văn thơ nổi tiếng.
Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khói tỏa ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Yên Thái ở đây là làng nghề làm giấy dó lớn nhất tại Thăng Long thời xưa.
Bài viết liên quan: