Từ thực đơn nhà hàng đến cửa ra vào phòng tắm, bạn đều có thể nhìn thấy mã QR ở bất cứ đâu trong những ngày này. Trên thực tế, chúng đã trở nên phổ biến đến mức 45% người mua sắm đã sử dụng mã QR liên quan đến marketing vào năm 2021.
Không thể phủ nhận sự phổ biến và tiện lợi của mã QR. Nhưng chính xác nó là gì và làm thế nào bạn có thể tạo ra một cái cho chiến dịch marketing tiếp theo của mình?
Mã QR là gì?
Mã QR là viết tắt của (quick response) mã phản hồi nhanh. Đó là một biểu tượng đen trắng hình vuông được quét bằng điện thoại thông minh hoặc tia laser để tìm hiểu thêm về sản phẩm hoặc dịch vụ. Các ô vuông được mã hóa này có thể chứa nội dung, liên kết, phiếu giảm giá, chi tiết sự kiện và các thông tin khác mà người dùng muốn xem.
Mã QR thường trông như thế này:
Không phải mọi mã QR đề có hình vuông hoàn hảo. Đôi khi chúng có các mẫu, màu sắc và logo độc đáo được hiển thị bên trong. Bạn sẽ tìm thấy chúng trong các không gian phi kỹ thuật số như thư trực tiếp, bảng chỉ dẫn, biển quảng cáo và thậm chí cả các chương trình TV nơi bạn có thể quét mã trên màn hình bằng điện thoại của mình.
Mã QR so với mã vạch (barcode)
Mã QR và mã vạch giống nhau ở chỗ chúng đều là biểu diễn trực quan của dữ liệu, nhưng cách đọc thông tin lưu trữ bên trong chúng khiến chúng khác biệt. Mã vạch là một chiều và dữ liệu được lưu trữ trong đó được đọc theo chiều ngang. Mã QR là hai chiều và dữ liệu được lưu trữ trong đó được đọc theo cả chiều ngang và chiều dọc.
Cả mã vạch và mã QR đều có thể được quét bằng tia laser hoặc điện thoại thông minh miễn là công cụ được sử dụng có khả năng đọc dữ liệu dọc và ngang chính xác. Mặc dù hầu hết điện thoại thông minh quét mã QR tự động, nhưng nhiều điện thoại sẽ không quét mã vạch dễ dàng như vậy – bạn sẽ cần một ứng dụng đặc biệt để làm việc đó.
Có phải sự gia tăng của mã QR có nghĩa là mã vạch truyền thống đã trở thành quá khứ? Dĩ nhiên là không. Mã vạch truyền thống vẫn là cách phổ biến nhất để các doanh nghiệp xác định hàng tiêu dùng đóng gói và quản lý hàng tồn kho của họ.
Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt giữa mã vạch và mã QR – cả về cách sử dụng và đặc điểm của chúng. Dưới đây là ba điểm khác biệt quan trọng.
1.Mã QR có hình dạng khác nhau
Mã vạch thường có hình chữ nhật, yêu cầu thiết bị quét đọc dữ liệu của mã vạch theo chiều ngang. Mã QR thường có hình vuông, hiển thị dữ liệu của chúng theo chiều dọc và chiều ngang.
2.Mã QR giữ dữ liệu khác nhau
Mã QR thường được sử dụng khác với mã vạch. Mã vạch giữ thông tin sản phẩm quan trọng tại điển bán hàng, chẳng hạn như giá cả và tên của nhà sản xuất. Mã QR cung cấp nhiều thông tin thụ động và vô hình hơn, chẳng hạn như dữ liệu vị trí và URL đến các trang đích của sản phẩm và quảng cáo.
3.Mã QR chứa nhiều dữ liệu hơn
Do hình vuông của mã QR, nó có thể chữa nhiều dữ liệu hơn so với mã vạch. Mã QR có thể chứa các ký tự được mã hóa nhiều hơn hàng trăm lần so với mã vạch.
Chúng ta đã tìm hiểu một chút về sự khác nhau của mã vạch và mã QR, nhưng mã QR hoạt động chính xác như thế nào?
Mã QR hoạt động như thế nào?
Được thiết kế ban đầu ở Nhật Bản để sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô, các nhà tiếp thị đã sử dụng mã QR vì khả năng lưu trữ lớn và khả năng dịch thông tin bổ sung cho người tiêu dùng ngoài những gì bao bì hoặc quảng cáo của sản phẩm có thể hiển thị.
Giả sử một người tiêu dùng nhìn thấy mã QR. Họ có thể lấy thiết bị di động của mình ra, tải xuống ứng dụng quét mã QR miễn phí hoặc chỉ cần sử dụng máy ảnh của điện thoại và quét mã QR để biết thêm thông tin về những gì họ đã thấy.
Nếu bạn muốn tạo, chẳng hạn như quảng cáo tại bến xe buýt để quảng bá podcast của mình, bạn có thể hiển thị mã QR trên quảng cáo được in đó để đưa mọi người đến ngay trang iTunes của bạn khi họ quét mã đó bằng điện thoại của họ. Khá đơn giản, phải không?
Cách tạo mã QR
Quá trình tạo mã QR khá đơn giản, bất kể bạn đang sử dụng thiết bị nào. Đây là cách để bắt đầu.
Bước 1: truy cập qr-code-generator.com.
Sử dụng bất kỳ trình duyệt nào trên bất kỳ hệ điều hành nào, hãy truy cập qr-code-generator.com. Hãy nhớ rằng bạn không nhất thiết phải sử dụng công cụ này, bạn có thể chọn bất kỳ trình tạo mã QR dựa trên web nào.
Bước 2: nhập URL của bạn
Đối với hầu hết các mã QR, bạn sẽ muốn chuyển hướng người dùng đến một URL. Trong trường hợp đó hãy nhập URL vào công cụ. Trong trường hợp đó, hãy nhập URL vào công cụ. Bạn cũng có thể chọn từ các loại nội dung khác, bao gồm thẻ liên hệ, PDF và mp3. Ở phía dưới bạn cũng có tùy chọn tạo mã QR cho tệp Microsoft Word và PowerPoint. Các tùy chọn nội dung chính xác sẽ khác nhau tùy theo công cụ.
Sau khi bạn chọn loại nội dung một trường hoặc biểu mẫu sẽ xuất hiện nơi bạn có thể nhập thông tin tương ứng với chiến dịch của mình.
Chẳng hạn, nếu bạn muốn mã QR của mình lưu thông tin liên hệ, bạn sẽ thấy một trường nơi bạn có thể nhập email, dòng chủ đề và thông báo liên quan.
Sau khi bạn nhập URL hoặc tải tệp lên, nó sẽ ngay lập tức tạo mã QR sẵn sàng để tải xuống. Tuy nhiên chúng tôi khuyên bạn nên tùy chỉnh nó để tăng cường nhận diện thương hiệu của bạn.
Bước 3: thay đổi khung, hình dạng và màu sắc của mã QR
Phần thú vị nhất là có thể thiết kế lại mã để phù hợp với thương hiệu. Bạn muốn mã chứa logo? Hãy thử đi.
Trình tạo giao diện trên qr-code-generator.com cung cấp các tùy chọn khung, hình dạng và màu sắc. Để có nhiều tính năng tùy chỉnh hơn bạn nên đăng ký thành viên trên website. Dưới đây là một số ví dụ:
Bước 4: nhấp vào “Download” và lưu tệp vào máy tính của bạn.
Nếu bạn chỉ muốn tạo nhanh mã QR, không cần đăng ký, thay vào đó hãy nhấp vào nút tải xuống.
Qúa trình tải xuống sẽ bắt đầu ngay lập tức, nhưng trang web sẽ cố lừa bạn đăng ký. Bỏ qua thông báo này. Ở trên cùng, bạn sẽ thấy thông báo cho biết mã QR của bạn đang được tạo, không được làm mới cửa sổ. Sau 2 phút tab tải xuống sẽ bật lên.
Bước 5: thêm mã QR vào ấn phẩm in
Mã QR sẽ không thể thực hiện công việc của mình trừ khi mọi người nhìn thấy nó. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn đã thêm vào bất kỳ tài liệu nào sẽ giúp bạn tiếp thị doanh nghiệp của mình.
Điều này có thể bao gồm quảng cáo in, trên quần áo hoặc các vị trí thực tế nơi mọi người có thể lấy điện thoại ra và quét.
Có rất nhiều cách để thêm tệp JPG, vector vào thiết kế in của bạn điển hình là các công cụ như: Canva, BeFunky, Adobe Illustrator và InDesign, Corel…